Việc vận hành máy nén khí không quá phức tạp đối những người được đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định của bộ lao động thương binh và xã hội. Máy nén khí TU-SEIKI xin trình bày 3 lưu ý khi vận hành máy nén khí.
– Máy nén khí phải đặt ở nơi đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và thuận tiện cho việc bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Máy cần được đặt trong phòng riêng biệt, có ánh sáng hợp lý, không gian rộng rãi, đảm bảo máy cách tường và những vật xung quang tối thiểu là 1m. Trong phong có hệ thống thông gió hợp lý để không khí được lưu thông và thoáng mát, không ẩm thấp.
– Nhiệt độ trong môi trường đặt máy nén khí không được quá nóng, tốt nhất là thấp hơn 40 độ C, không có bụi bẩn, không ẩm ướt, không có ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy. Vì bụi bẩn, độ ẩm và nhiệt độ cao sẽ làm quá trình ô xy hóa của máy nén khí diễn ra nhanh chóng, khiến vỏ máy nhanh bị hoen gỉ. Vì vậy, cần phải thường xuyên vệ sinh và kiểm tra nồng độ không khí trong phòng đặt máy nén khí.
– Máy nén khí có kết cấu hộp và được đặt trên giá nên có thể di chuyển trên các nền xung quanh. Khi di chuyển, các bạn cần thận trọng, nhẹ nhàng để tránh máy nén khí bị mài mòn hoặc va đập. Nếu xảy ra quá trình va đập thì cần phải tiến hành kiểm định may nen khi lại theo dạng bất thường, vì khi này bình khí nén có nguy cơ mất an toàn rất cao.
2. Hệ thống điện của máy nén khí
– Hệ thống điện cung cấp cho hoạt động của máy nén khí phải đặt độc lập và nên có một máy phát điện riêng phòng trừ trong trường hợp khẩn cấp. Hệ thống điện cung cấp cho máy nén khí cần cân bằng giữa 3 pha, hiệu điện thế ổn định, dây cáp điện đúng chuẩn và phù hợp với công suất của máy, tỷ lệ nguồn ra và mô tơ giống nhau…Ngoài ra cần thường xuyên kiểm tra để tránh sự rò rỉ, dây điện bị hở.
3. Một số công việc cần làm mỗi ngày khi sử dụng máy nén khí
– Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống, hệ thống điện, hệ thống thông khí, các van đóng mở, van cấp khí đầu ra và đầu vào…
– Nếu máy nén khí đã hoạt động được một thời gian nhất định thì nên kiểm tra dầu bôi trơn để đảm bảo máy không bị khô quá giới hạn cho phép. Kiểm tra theo yêu cầu việc khởi động máy nén khí và đảm bảo rằng máy hoạt động bình thường với các tiêu chí như thời gian chạy khởi động, tiếng ồn khi máy chạy, áp suất hơi khí, áp suất dầu bôi trơn, nhiệt năng máy tỏa ra…và ghi chép lại các số liệu để theo dõi.
– Khi thấy máy nén khí có những biểu hiện bất thường thì ấn nút “OFF” hoặc nút khẩn cấp để giải quyết lỗi của máy. Và chỉ khởi động lại máy sau khi đã khắc phục xong sự cố. Khi xuất hiện áp suất cao thì không nên mở bu lông, ốc và van. Khi thấy có âm thanh lạ từ máy thì dừng hoạt động, tra thêm dầu bôi trơn nếu như máy hết.
– Chu kì thay dầu : Trong thời gian đầu chạy máy nén khí thì nên thay dầu sau khoảng 500h. Trong những chu kì tiếp theo thì thời gian chạy là khoảng 2000h đến 8000h tùy thuộc vào từng loại dầu và loại máy nén khí khác nhau. Dầu bôi trơn có ảnh hưởng quyết định tới hiệu suất làm việc của máy nén khí có dầu. Vì vậy nếu không bôi trơn thường xuyên có thể dẫn đến hư hỏng và cần phải chọn đúng loại dầu cho từng loại máy nén khí.
Mong rằng với 3 điểm cần lưu ý mà máy nén khí trục vít TU-SEIKI vừa trình bày sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng quát cũng như cách sử dụng máy nén khí một cách đúng đắn và an toàn nhất.